0989 05 05 05
bshai.net@gmail.com

Chia Sẻ Trên VTV9

Chia Sẻ Trên VTV9

Tiến sỹ Bác sỹ Phùng Thanh Hải chia sẻ về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật, hay còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ, làm nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết… Nó bao gồm có hệ thần kinh giao cảm (đóng vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (đóng vai trò ức chế hoạt động), bình thường hai hệ thống này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.

Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật xảy ra khi có sự mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.

Rối loạn thần kinh thực vật gây xáo trộn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể

Rối loạn thần kinh thực vật gây xáo trộn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

- Căng thẳng, stress kéo dài

- Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, Parkinson, đa xơ cứng và mất trí nhớ.

- Bệnh tự miễn như Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày, hội chứng Guillain – Barre…

- Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ.

- Điều trị bằng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là hóa trị ung thư.

- Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh Lyme, HIV/AIDS.

- Rối loạn di truyền từ cha mẹ sang con.

Các triệu chứng, biểu hiện của của bệnh rối loạn kinh thực vật

Tùy thuộc vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có một hoặc đồng thời nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

- Hệ thần kinh: khi chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến một số triệu chứng như run tay chân, đau đầu, mất ngủ…

- Hệ tim mạch: có thể bị đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở, tụt huyết áp tư thế,…

- Hệ tiêu hóa: khó tiêu, ợ nóng; tiêu chảy kéo dài, tăng nhu động dạ dày, ruột, thay đổi vị giác, rối loạn tiểu tiện, đại tiện…

- Hệ tiết niệu: tiểu đêm, đái dầm, bí tiểu, tiểu không tự chủ.

- Hệ sinh dục: suy giảm chức năng tình dục như rối loạn cương, bất lực, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, khô âm đạo…

- Tuyến mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi quá mức gây đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân, đầu, mặt… hoặc giảm tiết mồ hôi gây khô da…

- Các triệu chứng khác: Tê bì tay chân, da khô, gãy tóc, móng tay giòn, xanh xao, tay chân lạnh…

Rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân phổ biến gây run tay
Rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân phổ biến gây run tay

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc chính vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

Đối với chứng bệnh run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật, mục tiêu quan trọng là học cách điều tiết để bình ổn tâm lý, cảm xúc. Đồng thời, sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng thiết lập lại sự cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như Thiên ma, Câu đằng, để giúp làm giảm run hiệu quả.

Đối với các rối loạn trên hệ tiêu hóa, bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng để giảm đau dạ dày hoặc phân lỏng…

Để điều trị các rối loạn trên hệ tiết niệu, bạn có thể thực hiện các bài tập huấn luyện bàng quang co, giãn theo ý nghĩ để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ; giảm lượng chất lỏng, đặc biệt vào buổi tối và trước khi đi ngủ; sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt hoạt động quá mức của bàng quang.

Với những rối loạn chức năng tình dục có thể dùng thuốc cải thiện sự cương cứng, sử dụng chất bôi trơn âm đạo…

Thay đổi lối sống giúp cải thiện chứng rối loạn thần kinh thực vật

Thay đổi lối sống và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn thần kinh thực vật.

- Hạn chế căng thẳng

- Bỏ hút thuốc lá.

- Hạn chế uống rượu.

- Tập thể dục hàng ngày, đặc biệt với các bộ môn như thiền, yoga sẽ rất hữu ích để bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

- Giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định nếu bạn có bệnh tiểu đường.

Chứng rối loạn thần kinh thực vật đặc biệt chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc do vậy hãy luôn sống vui vẻ, lạc quan để loại bỏ chứng bệnh này ra khỏi cuộc sống.